Đây là một trong những bộ Font chữ Việt hóa theo phong cách hoài cổ đẹp nhất từ trước tới nay, nếu các bạn đã từng xem qua những bộ phim tư liệu về Sài Gòn xưa hoặc mới đây nhất là phim Cô Ba Sài Gòn thì không còn lạ lẫm gì với bộ Font này. Thực ra, Font chữ trên Poster quảng cáo Phim Cô Ba Sài Gòn là bộ Font Classique Saigon, một font chữ có nét đẹp rất riêng của Việt Nam . Bài viết này giúp bạn tìm hiểu cũng như hướng dẫn tải Full 71 Font chữ Cô ba Sài Gòn.
Bạn đang xem bài viết: Font chữ Cô ba Sài Gòn
Nội dung bài viết
Giới thiệu Font chữ Cô ba Sài Gòn
DOWNLOAD BỘ FONT CHỮ cô ba Sài Gòn MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY
XEM THÊM BỘ FONT retro VIỆT HÓA
*************************************************
Font chữ Cô Ba Sài Gòn (thực chất là Font Classique SaiGon) mô phỏng, lấy ý tưởng những tấm pano, biển hiệu của Sài Gòn những năm thập niên 50 – 60 thế kỷ trước. Khi đó, các tấm biển treo ngoài cửa hàng, cửa hiệu trên dãy phố được vẽ bằng tay miếng, hoặc là tấm vải rồi dùng sơn phết, chứ không có công nghệ in như bây giờ.
Khi được may mắn lựa chọn để dùng trong phim “Cô Ba Sài Gòn” thì nó đã nổi như cồn, gợi lên biết bao nỗi niềm cho những người thích hoài niệm. Trong đó có cả những bạn trẻ 9x, 2000 đem lòng yêu mến kiểu chữ quen thuộc trên các biển hiệu Sài Gòn xưa.
Font này thể hiện cái gì đó đầy mạnh mẽ, nổi bật, thu hút ánh nhìn. Là Font chữ viết tay Retro nhưng mang nét tối tân rất riêng.
Font Classique Saigon gồm 71 Font được Việt hóa từ các Font quốc tế như:
- Font Bobel
- Font Parisian
- Font Deftone Stylus
- Font Seaside Resort
- Font Airstream…
Rất phù hợp với ấn phẩm thiết kế của Việt Nam. Đặc biệt khi bạn sáng tạo những tấm thiệp mời, áp phích, biển hiệu, bảng biểu, băng rôn khẩu hiệu thời bao cấp. Như thể đưa những người đang ngắm nhìn nó trở về thời của ông bà chúng ta.
Tác giả của Font chữ Cô ba Sài Gòn là ai?
Có tên là Font Classique Saigon nhưng bộ font này lại do 1 người con trai Hà Thành sáng tạo ra. Chàng trai ấy tên là “Mạnh Nguyễn”, một designer mê đắm những biển quảng cáo, Pano thời xưa để từ đó thực hiện dự án sáng tạo bộ font theo phong cách Sài Gòn xưa cũ.
Tác giả chia sẻ, ngoài cảm hứng về những tấm biển hiệu xưa của Việt Nam những năm bao cấp thì anh cũng học hỏi và lấy cảm hứng từ Project “Lưu Chữ” ((The Lost Type Vietnam – #luuchu) do anh Huy Lê khởi xướng. Anh là người thường xuyên đăng tải những bức ảnh về các bảng hiệu với phông chữ chữ kẻ tay ngày xưa vẫn còn được các cửa tiệm lưu giữ đến ngày nay.
“Phong cách Vintage và retro chưa bao giờ lỗi thời”. Nó vừa mang nét cổ kính lại có gì đó hợp với thời đại, giúp các sản phẩm theo phong cách này có cho mình nét độc đáo riêng không lẫn vào đâu được. Bộ Font Classique SaiGon là minh chứng rõ ràng nhất cho quan điểm này. Sự thành công của bộ phim Cô Ba Sài gòn và của chính font chữ này đủ thấy sức ảnh hưởng của nó.
Font chữ cùng tác giả – Font L’Hanoienne
L’Hanoienne là một là bộ phông trong dự án mới đây của Manh Nguyen. L’Hanoienne có vài đặc điểm giống với người anh em Classique Saigon Font, thì vẫn có một số khác biệt. Là kiểu chữ không chân hiện đại kết hợp với độ tương phản nhẹ nhàng và tinh tế, phù hợp với vẻ đẹp Viễn Đông kín đáo, dịu dàng của người phụ nữ Bắc Kỳ thế kỷ 20.
Một số font retro khác bạn không nên bỏ qua
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một số Font chữ mang phong cách hoài niệm quá khứ như Font Chữ Cô Ba Sài Gòn. Đó là “Font Giá trị xưa cũ”, “Font Hòn ngọc Viễn Đông”, “Font Hồi ức Sài Gòn” đều do tác giả iCiel thiết kế.
DOWNLOAD BỘ FONT CHỮ cô ba Sài Gòn MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY
XEM THÊM BỘ FONT retro VIỆT HÓA
*************************************************
Bộ font chữ “giá trị xưa cũ”
Bộ Font “Giá Trị Xưa Cũ” có thể nói là một trong những bộ font chữ thành công của iCiel. nó được Việt hóa theo phong cách bỏ dấu xưa, thích hợp dùng làm font chữ trong các loại poster, bảng biển quảng cáo đậm chất hoài cổ. Là công sức nghiên cứu trong gần 2 tháng.
Font Hòn ngọc Viễn Đông
Bộ font chữ đẹp Hòn Ngọc Viễn Đông Việt cũng do Nguyễn Hồng Nhung (iCiel) thiết kế dựa trên phong cách bảng hiệu Việt Nam thập niên 90. Nắm bắt tâm lý của người Việt Nam ưa thích dùng cái gì mang đậm nét bản sắc dân tộc, mà iCiel đã cho ra mắt bộ font mới “Hòn Ngọc Viễn Đông”.
Bộ Font tái hiện một Sài Gòn xưa được xem như “Hòn Ngọc Viễn Đông” của Đông Nam Á. Nơi phố thị phủ đầy các biển hiệu, logo đậm chất nghệ thuật, được làm thủ công với nhiều màu sắc cầu kỳ từ thế kỷ 19.
Bộ font Hồi ức Sài Gòn trước năm 1975
Bộ Font chữ Hồi Ức Sài Gòn gồm 32 font Việt Hóa của tác giả Iciel (tên thật là Nguyễn Hồng Nhung) đã tìm tòi các tài liệu về Sài Gòn trước năm 1975 nhằm tái hiện một phong cách xưa cũ.
Các bộ font trên đều được sử dụng rộng rãi. Như trong cuốn sách “Thương nhớ thời bao cấp” của Nhã Nam, event sự kiện Bolero của Đàm Vĩnh Hưng và vô số các ấn phẩm poster, banner, bìa báo khác!
Hướng dẫn cài đặt Font chữ Cô ba Sài Gòn
Sau khi đã nhấn vào đường link và tải về thành công font chữ Cô ba Sài Gòn, blogphanmem sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt:
Các bạn mở thư mục có chứa font chữ vừa tải, sau đó nhấn Ctrl+A để chọn toàn bộ Font.
Click chuột phải, chọn Install để bắt đầu cài đặt. Vậy là xong
Lời kết
Vậy là blog phần mềm đã chia sẻ đến bạn đôi nét về font chữ Cô ba Sài Gòn cũng như link tải và hướng dẫn các bạn cài đặt chi tiết. Hy vọng bộ Font chữ Cô Ba Sài Gòn cho bạn nhiều cảm hứng để thiết kế nên những sản phẩm đẹp mắt. Chúc các bạn thành công ! Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của blogphanmem.vn